Image
Loading
20/10/2023 12:00 SA
Quảng Ninh trong thời kỳ tiền- Sơ sử đến kỷ nguyên Đại Việt
             1. Quảng Ninh trong thời kỳ Tiền – Sơ sử

- Khái quát thời kỳ tiền Hạ Long

Thời kỳ này được biết đến sớm nhất tại các địa điểm thuộc văn hóa Soi Nhụ. Vào thời kỳ này của các văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn từ khoảng 18.000 năm về trước lúc mà lần cuối cùng băng hà còn phát triển, mực nước Biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110m - 120m dưới mực nước biển ngày nay.

Cư dân nơi đây đã sáng tạo ra một nền văn hóa tồn tại song song với hai nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn mà sau này được gọi là văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để các loại hình văn hóa tiến bộ mới hình thành tại Cái Bèo, tiếp sau nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

 

- Văn hóa Hạ Long:

Quảng Ninh là một trong những địa bàn cư trú liên tục của người Việt. Từ khoảng 5.000 năm đến 3.500 năm cách ngày nay, chủ nhân Văn hóa Hạ Long đã tiến ra chiếm lĩnh và khai thác vùng đồng bằng ven biển và các đảo.

Tại Quảng Ninh hiện nay, có khoảng gần 30 địa điểm thuộc Văn hóa Hạ Long đã được phát hiện.

Loại hình cư trú chủ yếu trong hang động và ngoài trời. Văn hóa Hạ Long được phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn sớm (5.000 - 4.000 năm cách ngày nay) và giai đoạn muộn (4.000 - 3.500 năm cách ngày nay).

Văn hóa Hạ Long có nguồn gốc từ một nền văn hóa biển. Đặc trưng của giai đoạn muộn được thể hiện rõ những phát triển mới trong kỹ thuật chế tác công cụ đồ đá, đồ trang sức, đồ gốm…

 

- Thời kỳ Kim khí

Cư dân Văn hóa Hạ Long đã có một quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa mạnh mẽ với các lớp cư dân văn hóa Tiền Đông Sơn và đóng góp vào sự hình thành văn hóa Đông Sơn - một nền văn hóa đặc sắc của người Việt cổ, là nền tảng vật chất của nhà nước Văn Lang thời đại các vua Hùng.

Các di tích thời kỳ Kim khí trên vùng đất Quảng Ninh như: Hòn Hai - Cô Tiên, Thoi Giếng, Ba Vũng, Đồng Mang, Xích Thổ, Đầu Rằm, Bồ Chuyến.

Sự tiếp nối của nền Văn hóa Hạ Long đã từng phát triển mạnh mẽ tại vùng Đông Bắc của Tổ quốc, là cơ sở cho sự hình thành, phát triển của cư dân thuộc thời đại kim khí ngay trên vùng đất Quảng Ninh.

 

2. Quảng Ninh trong kỷ nguyên Đại Việt

Bước sang kỷ nguyên Đại Việt, với tinh thần độc lập, tự chủ người Quảng Ninh đã biết sáng tạo ra những nét văn hóa độc đáo mang bản sắc của những người đứng đầu vùng đất biên cương của Tổ quốc. Trong suốt mười thế kỷ, Quảng Ninh đã ghi dấu chiến công lừng lẫy với đại thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288, đánh bại đế quốc Nguyên Mông - kẻ thù xâm lược hung hãn nhất thời đại. Không những thế, mảnh đất Quảng Ninh đã từng chứng kiến những công cuộc phát triển kinh tế phồn vinh nhất dưới thời phong kiến, đặc biệt với thương cảng Vân Đồn lịch sử. Thương cảng hoạt động nhộn nhịp trong các triều đại Lý, Trần, Lê.

trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 08:56 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

  • 20/10/2023 12:00 SA

Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời. Hiện nay còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công như: câu mực, câu cá song, câu cáy, đào sái sùng, đánh cá đèn, cào ngán, cào thiếp, bổ hà...