Image
Loading
20/10/2023 12:00 SA
Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ
             1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Năm 1883, sau khi đánh chiếm Hà Nội, Pháp tiến hành đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh. Quảng Ninh cùng toàn thể dân tộc ta lúc này chịu chung ách thống trị dã man của thực dân Pháp.

Việc thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo với nhiều chiến thắng vang dội, cùng việc bộ đội chủ lực mở những chiến dịch lớn như chiến dịch Đông Bắc với chiến thắng Điền Xá và Móng Cái (1949), chiến dịch Biên Giới (9-1950), chiến dịch Trung Du (12-1950), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (3-1951)… góp phần xứng đáng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

- Chiến khu Trần Hưng Đạo (Chiến khu Đông Triều)

+ Hoàn cảnh ra đời: Cuối năm 1944 đầu năm 1945, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với những thắng lợi to lớn của Liên Xô và lực lượng Đồng Minh. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ tại Hiệp Hoà ( Bắc Giang), đã quyết định thành lập 7 chiến khu trong cả nước trong đó có chiến khu chiến khu Đông Triều.

+ Diễn biến: Ngày 8/6/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra tại Đông Triều. Sáng 20/7/1945, quân chiến khu xuất phát tấn công và nhanh chóng chiếm được Quảng Yên. Đây là tỉnh lỵ đầu tiên trong cả nước được giải phóng, ghi dấu ấn đặc sắc trong Cách mạng Tháng Tám ở Vùng Mỏ.

+ Chiến khu Trần Hưng Đạo chỉ tồn tại trong vòng 5 tháng (8/6/1945 – 31/10/1945), nhưng có vị trí quan trọng và ảnh hưởng vang dội, lập được nhiều chiến công, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chống thù trong giặc ngoài trên một khu vực rộng lớn và quan trọng của vùng Duyên hải Đông Bắc.

 

- Chiến thắng Điền Xá và Móng Cái năm 1949

+ Diễn biến: Mở màn chiến dịch Đông Bắc, quân ta phục kích ở Khe Mò, xã Điền Xá, thu được 42 khẩu đại liên và trung liên, bắt sống 25 tên Âu Phi. Tại Móng Cái, chiến sỹ  cải trang thành lính ngụy, du kích cải trang làm dân phu đi làm, đột nhập vào thị xã. Sau gần 30 phút chiến đấu, quân ta tiêu diệt hơn 100 lính Pháp, 30 lính ngụy, thu nhận 200 lính ngụy đầu hàng và giải phóng cho 200 đồng bào, cán bộ ta bị địch bắt. Ta đã phá 5 xe, phá kho bạc của tỉnh Hải Ninh, thu trên 900 khẩu súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự khác.

 

- Chiến dịch Trung Du năm 1950

+ Diễn biến: Ngày 26-12-1950, khi hướng chính của chiến dịch mở màn, ở Hải Ninh, bộ đội ta nổ súng tiến công đồn Bình Liêu. Sau hơn một giờ tiến công, quân ta đã đánh  sập đồn Bình Liêu, tiêu diệt hai đại đội địch, bắt sống 120 tên, thu toàn bộ vũ khí, quân trang quân dụng.

 

- Chiến dịch đường 18 (còn gọi chiến dịch Hoàng Hoa Thám, 3/1951)

+ Diễn biến: Cuối tháng 2 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch đường 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám), nhằm phá kế hoạch phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc bộ của địch.

 

2. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với cả nước, nhân dân và lực lượng vũ trang Quảng Ninh kế thừa truyền thống “Vùng mỏ bất khuất” đã chiến đấu dũng cảm, xây dựng và bảo vệ hậu phương vững mạnh, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, có cống hiến to lớn về sức người, sức của chi viện cho miền Nam ruột thịt.

- Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964

+ Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1964 đứng trước nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh huỷ diệt bằng không quân ra miền Bắc.

+ Diễn biến: Ngày 2 và 4/8/1964, Mỹ dựng lên “sự kiện vịnh bắc bộ”, kiếm cớ đưa chiến tranh ra miền Bắc. 11 giờ 30 phút trưa ngày 5/8/1964 theo giờ Hà Nội, tư lệnh lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương cho máy bay đánh vào một số mục tiêu, chủ yếu là căn cứ Hải quân của miền Bắc.

+ Kết quả: Quảng Ninh giành chiến công bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong tổng số 8 máy bay Mỹ được bắn rơi tại miền Bắc, bắt sống tên giặc lái Anvaret – tên giặc lái đầu tiên bị bắt sống trên đất Bắc.

 

- Quân dân Quảng Ninh chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ

+ Hoàn cảnh lịch sử: Tháng 2 năm 1965, với âm mưu “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”, Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Từ năm 1965 – 1967, Mỹ cho máy bay đánh phá các thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí…

+ Diễn biến:Ngày 06/4/1972, Mỹ huy động lực lượng lớn không quân đánh phá miền Bắc với mức độ bạo liệt nhất. Các loại máy bay hiện đại nhất lúc đó: F4, F111, B52G, B52H cùng 14 chiếc tàu chiến đã xung trận. Ngày 9/5/1972, Tổng thống Mỹ ra lệnh phong tỏa các cảng và vùng biển miền Bắc. Ở Quảng Ninh, chúng thả bom đánh phá không chỉ ở vùng biển, các nhà máy, xí nghiệp, trục đường giao thông quan trọng, mà còn ở các vùng dân cư tập trung, thậm chí cả trường học và chùa chiền.

+ Kết quả và ý nghĩa: Quảng Ninh đã đánh 2.340 trận, bắn rơi 200 máy bay Mỹ, bắn cháy, bắn hỏng nhiều tàu chiến, bắt sống 10 giặc lái. Tỉnh Quảng Ninh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1968) và Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1973) cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

 

- Chi viện cho tiền tuyến miền Nam

+ Hoàn cảnh: Đóng vai trò là hậu phương lớn, miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa tham gia sản xuất, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.

+ Kết quả: Cuối năm 1964, đã có 13 vạn nam nữ thanh niên tình nguyện tham gia phong trào “ba sẵn sàng”, 10 vạn lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu. 

trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 08:56 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

  • 20/10/2023 12:00 SA

Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời. Hiện nay còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công như: câu mực, câu cá song, câu cáy, đào sái sùng, đánh cá đèn, cào ngán, cào thiếp, bổ hà...