Image
Loading
20/10/2023 12:00 SA
Đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên
             Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc Tổ quốc. Nơi đây có địa hình phong phú đa dạng: có đồi núi, biển đảo, trung du, đồng bằng… có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ – Vịnh Hạ Long, hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than đá – khoáng sản đặc trưng của Quảng Ninh, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh…

Với 250km đường bờ biển, là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Là tỉnh có hệ sinh thái đa dạng, từ các hệ sinh thái rừng, rừng ngập mặn, đồi núi, đồng bằng, ven biển…

Những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, về khí hậu, địa hình… tạo điều kiện Quảng Ninh trở thành tỉnh phát triển công nghiệp khai khoáng, phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế biển, là tỉnh trọng điểm trong trọng điểm kinh tế miền Bắc: Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh.

1.  Địa chất: Quảng Ninh có một lịch sử kiến tạo địa chất phong phú với rất nhiều biến động. Chính sự kiến tạo này một mặt đã tạo nên một vùng địa hình đa dạng (miền núi, trung du, đồng bằng, và biển đảo) với địa mạo độc đáo để thành vùng kỳ quan - di sản thiên nhiên thế giới, một mặt tạo nên kho tài nguyên than đá quý giá trong lòng đất cùng rất nhiều khoáng sản giá trị khác.

Quảng Ninh là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, với khoảng 140 mỏ và điểm quặng. Trong đó có nhiều loại khoáng sản đặc biệt có giá trị kinh tế lớn là khoáng sản năng lượng với bể than có chiều dài 130km, rộng 10km-30km, trữ lượng khoảng 10,5 tỷ tấn; tài nguyên vật liệu xây dựng như đá vôi (có trữ lượng hàng trăm tỷ tấn); sét làm gạch ngói; cát Vân Hải trữ lượng trên 10 triệu tấn; đá Pyrophylit trữ lượng khoảng 68,93 triệu tấn; mỏ nước khoáng thiên nhiên Cẩm Phả.

Tính đa dạng của địa hình, địa mạo là tiền đề cho việc phát triển một nền kinh tế nhiều ngành; công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh.

Tài nguyên địa chất Quảng Ninh có giá trị kinh tế - thương mại, đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.

2. Biển

Tỉnh Quảng Ninh có 250km đường bờ biển và hơn 10.800km2 mặt nước biển.

Quảng Ninh có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn, nhiều vũng, vịnh kín gió cùng với trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ xếp nối đuôi nhau từ Mũi Ngọc đến Nam Hạ Long.

Biển Quảng Ninh là bộ phận phía Bắc của Bắc Bộ với đặc điểm là một vịnh nông, sâu không quá 20m, là nơi sinh trưởng và cư trú lý tưởng cho nhiều loài sinh vật sống trên bãi triều đặc trưng: động vật nhuyễn thể, 2 mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như Sá Sùng, Hải Sâm…Đặc biệt Vịnh Hạ Long là môi trường thuận lợi cho việc nuôi trai lấy ngọc. Ngọc trai là sản phẩm mỹ nghệ quý có giá trị kinh tế cao,vỏ trai là nguyên liệu cho kỹ thuật khảm trai độc đáo.

3. Côn trùng

Các loài côn trùng có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. Trong đó gồm nhóm côn trùng có ích (ong, bướm…) và nhóm côn trùng có hại (ruồi, muỗi, kiến, ve, gián…), ngoài ra còn có một số nhóm côn trùng chưa rõ lợi, hại.

Côn trùng phân bố rất rộng rãi: phần lớn sống ở trên cạn, một số khác ở dưới nước.

Một số côn trùng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ (ong, tằm…). Một số loài được sử dụng làm thức ăn cho con người (châu chấu, dế…). Ngoài ra, một số loài côn trùng còn được sử dụng trong y khoa (ấu trùng ruồi, nọc ong…)

Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hệ côn trùng ở vịnh Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung rất đa dạng, phong phú. Có những côn trùng dạng đẻ trứng (bướm), có loại bay xa, bay gần (chuồn chuồn), đặc trưng ở dưới đất (bọ hung), trên không…Đặc biệt ở đây có hình ảnh của những loại bướm có mặt ở vịnh Hạ Long đã được ghi trong các sách đỏ thế giới như bướm trứng, bướm cải…

Động - Thực vật

Quảng Ninh hiện có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và khu bảo tồn thiên nhiên được phê duyệt ở mức phân hạng cao gồm; Vườn quốc gia Bái Tử Long, rừng Quốc Gia Yên tử và khu bảo tồn Đông Sơn - Kỳ Thượng, ở các khu này đều lưu giữ được nhiều giống gen động - thực vật quý hiếm của Việt Nam.

Đặc biệt trên Vịnh Hạ Long người ta phát hiện được nhiều loài thực vật đặc hữu chỉ riêng Hạ Long mới có như: giềng Hạ Long, thiên tuế Hạ Long, cọ Hạ Long, nhài Hạ Long, sung Hạ Long, móng tai Hạ Long, khổ cự Hạ Long.

- Về động vật: Quảng Ninh khi xưa cũng có tiếng là chốn “non thiêng” nhiều thú dữ: hổ, báo, gấu…cùng các loại chim quý: chim công, chim trĩ, đại bàng đất...

Ở vùng núi đá vôi, người ta bắt gặp các loại khỉ, vượn, sơn dương, sóc, tắc kè, các loài trăn, rắn…Nhiều loại động vật quý hiếm ở Quảng Ninh nay chỉ còn được bảo tồn ở vườn Quốc gia Bái Tử Long (Vân Đồn).

- Về thực vật: Quảng Ninh có nhiều loài, đặc biệt các loài thực vật, hoa có giá trị thẩm mỹ cao và động vật đặc hữu, quý, hiếm được quốc tế công nhận... được coi là tài sản quý giá, có tiềm năng lớn, có thể khai thác, phát huy giá trị trong tương lai. Trên các sườn núi đá vôi vịnh Hạ Long, người ta còn tìm thấy những loài thực vật đặc hữu chỉ riêng vịnh Hạ Long: giềng Hạ Long, thiên tuế Hạ Long, cọ Hạ Long, nhài Hạ Long, sung Hạ Long, móng tai Hạ Long, khổ tử Hạ Long (khổ tử đại nhung và khổ tử đại Hạ Long).

 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 08:56 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Quảng Ninh trong thời kỳ tiền- Sơ sử đến kỷ nguyên Đại Việt

Quảng Ninh trong thời kỳ tiền- Sơ sử đến kỷ nguyên Đại Việt

  • 20/10/2023 12:00 SA

Quảng Ninh trong thời kỳ tiền- Sơ sử đến kỷ nguyên Đại Việt