Image
Loading
23/11/2023 12:00 SA
Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3422/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hát Soọng cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh
 
Tỉnh Quảng Ninh có 20.669 người Sán Dìu, đứng thứ 3 trong 5 dân tộc thiểu số có số lượng lớn của tỉnh, chiếm 1,57% dân số toàn tỉnh. Người Sán Dìu với tên tự nhận là Shan Déo nhín (Sao Dao nhân) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Địa bàn phân bố di sản chủ yếu ở thị xã Đông Triều, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, huyện Vân Đồn, Tp. Hạ Long, Tp. Cẩm Phả.
 
Theo chữ Nôm – Sán Dìu, Soọng cô là xướng ca, ca hát, được hát theo lối cố định, bài bản, từ một bài gốc mà tùy theo bối cảnh của buổi hát có sự ứng tác cho phù hợp. Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn, tứ tuyệt (mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ). Có thể hát trong lao động sản xuất, trong lễ cưới, trong hát chúc mừng, khi đi chơi làng, trong hát ru,…Hát Soọng cô có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một tập tục, sinh hoạt phổ biến và là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với người Sán Dìu.
 
Nội dung của Soọng cô rất phong phú, về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, ca ngợi lao động sản xuất, ướm hỏi tỏ tình…. Tất cả dùng những ca từ mộc mạc, giản dị, từ tượng hình, tượng thanh để gửi gắm lòng mình trong đó. Điều đặc biệt của làn điệu Soọng cô người Sán Dìu chính là ở âm vực khi hát không quá lớn, nhịp điệu đều đều với độ trầm bổng không cao. Nét riêng trong hát Soọng cô là không hát giao duyên với người cùng họ, cùng làng bản, nên không gian diễn xướng của Soọng cô ngày càng được mở rộng hơn.
 
Hát Soọng cô là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian do chính cộng đồng người Sán Dìu sáng tạo ra, khẳng định sự xuất hiện của tộc người Sán Dìu, thể hiện ở tình yêu quê hương, đất nước, làng bản, bài học kinh nghiệm, tình yêu đôi lứa và ước nguyện về cuộc sống, rất nhiều hình ảnh thiên nhiên được đưa vào để truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống.
 
Trước năm 1945, hát Soọng cô phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1946 – 1986, phong trào hát Soọng cô bị mai một do đời sống gặp nhiều khó khăn nên Soọng cô ít được tổ chức thường xuyên như trước. Từ những năm 1990 trở lại đây, phong trào hát Soọng cô được chính người dân Sán Dìu phục hồi. Giờ đây, hát Soọng cô hiện hữu trong đời sống thường nhật của mỗi gia đình, cộng đồng người Sán Dìu ở Quảng Ninh.
Hát Soọng cô gắn liền với đời sống cộng đồng người Sán Dìu. Họ luôn có ý thức giữ gìn, duy trì, phát huy, phát triển, khẳng định sức sống lâu bền, tiêu biểu cho truyền thống, bản sắc văn hóa của người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh.
 
 
BTQN
 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Vùng Mỏ xúc động, tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày non sông liền một dải

Vùng Mỏ xúc động, tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày non sông liền một dải

  • 30/04/2025 12:00 SA

Dưới ánh nắng rực rỡ của ngày cuối tháng 4 lịch sử, Vùng Mỏ Quảng Ninh như bừng lên sức sống mới trong không khí rộn ràng, xúc động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu...