Nguồn tin:vanhien.vn
  • Cập nhật:29/03/2019 03:29:19 CH

Tương truyền thì sau vua tổ Hùng Vương thứ nhất, còn có 17 vị vua Hùng theo thứ tự tiếp nối – từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18. Vì không xác định rõ được mỗi đời vua Hùng Vương làm vua từ năm nào và kết thúc vào thời gian nào, cho nên con số 18 đời vua Hùng Vương cho đến ngày nay vẫn là con số của huyền sử.


Nhà nước Văn Lang
 
Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng là một sự thật trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về nhà nước Văn Lang, thì nước Văn Lang “Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn” (Quyển 1, Kỷ Hồng Bàng Thị, trang 69. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập 1, Nxb Văn Hóa Thông Tin 2006).
 
Nam Hải tức biển Đông, Ba Thục là một quốc gia cổ (ngày nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc); Hồ Động Đình là vùng nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc); Còn Hồ Tôn là tên gọi quốc gia của người Chăn Pa., quốc gia này đại thể có lãnh thổ tương ứng với vùng từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận của nước ta ngày nay.
 
Đất nước rộng lớn nói trên có lẽ không phải là của riêng nhà nước Văn Lang, mà là của chung của các tộc người thuộc Bách Việt. Thời đại Hùng Vương bao hàm toàn bộ thời gian lịch sử mà ở đấy mọi kết cấu của xã hội nguyên thủy đang tan dã, và thay vào đó là một quá trình vận động nội thân ngày càng mạnh mẽ theo hướng từng bước tiến đến thời đại có nhà nước.
 
Và đó là nhà nước Văn Lang trong lịch sử nước Việt Nam kéo dài từ năm Nhâm Tuất 2879 Tr.cn đến năm Quý Mão 258 Tr.cn. Và trong thời gian tồn tại 2621 năm đó, nhà nước Văn Lang truyền nối được 18 đời đế vương. Đây là một con số rất khó thuyết phục người đọc, bởi vì nếu tính theo phương pháp sinh học thì bình quân một đời vua Hùng Vương trị vì 145,6 năm. Trong khi đó thì tuổi thọ trung bình của người cổ đại ở Việt nam là rất thấp, trung bình là 32 năm, người cao nhất cũng chỉ thọ được 61 tuổi. Vì vậy con số 18 đời vua Hùng Vương trị vì trong bao nhiêu năm cũng chỉ là một con số ước lệ, là biểu tượng của của một ý niệm thiêng liêng nào đó mà thôi.
 
Trên thực tế thì các nhà nghiên cứu cho rằng nhà nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại khoảng trên 400 năm. Theo như sách Việt Sử Lược ghi rằng: Đến đời vua Trang Vương nhà Chu (696 Tr.cn – 682 Tr.cn, thời gian đó ở Trung Quốc đang là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc), ở Gia Ninh có người lạ dung ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, hiệu nước là Văn Lang. Vua Trang Vương nhà Chu sai người đến dụ hàng, nhưng Hùng Vương không theo. Về sau này đến thời vua Việt Vương Câu Tiễn (505 Tr.cn – 462 Tr.cn) sau khi đánh bại nước Ngô của Phù Sai, Câu Tiễn cũng sai người đến dụ hàng, nhưng Hùng Vương cũng không theo.
 
Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, chúng ta có thể đoán định được cơ sở rằng thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI Tr.cn (vào giai đoạn đầu Đông Sơn) là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về mọi mặt. Mặc dù sự ra đời của nhà nước Văn Lang còn sơ khai và có phần sớm khi trong xã hội phân hóa chưa sâu sắc, nhưng nó đã đánh dấu một bước phát triển lớn lao có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam – mở đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta.
 
Tương truyền thì sau vua tổ Hùng Vương thứ nhất, còn có 17 vị vua Hùng theo thứ tự tiếp nối – từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18. Vì không xác định rõ được mỗi đời vua Hùng Vương làm vua từ năm nào và kết thúc vào thời gian nào, cho nên con số 18 đời vua Hùng Vương cho đến ngày nay vẫn là con số của huyền sử.
 
Thế thứ các đời Hùng vương
 
1.Hùng Vương.
 
2.Hùng Hiền.
 
3.Hùng Lân.
 
4.Hùng Việp.
 
5.Hùng Hy.
 
6.Hùng Huy.
 
7.Hùng Chiêu.
 
8.Hùng Vỹ.
 
9.Hùng Định.
 
10.Hy*
 
11.Hùng Trinh.
 
12.Hùng Võ.
 
13.Hùng Việt.
 
14.Hùng Anh.
 
15.Hùng Triều.
 
16.Hùng Tạo.
 
17.Hùng Nghị.
 
18.Hùng Duệ.
 
(* Tuy cùng đọc là Hy trùng tên với Hùng Hy thứ 5, nhưng về mặt chữ Hán, hai chữ Hy trên hoàn toàn khác nhau).
 
Sau thời nhà nước Văn Lang, đến thời kỳ Âu Lạc, bằng sức lao động sáng tao và đấu tranh kiên cường, bền bỉ của người Việt cổ để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đã đưa nền kinh tế và xã hội trải qua những bước lớn lao, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều mặt, biểu hiện sự hình thành và phát triển của nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta, đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
 
Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (hay còn gọi là nền văn minh sông Hồng) được hình thành cùng với sự hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ. Và cho đến ngày nay người dân Việt Nam vẫn luôn tìm cách để bảo vệ các di sản của cha ông để lại, và xem nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là cội nguồn của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, và ngày nay chúng ta có quyền tự hào về thời đại các vua Hùng trong lịch sử Việt Nam.
 

Nguồn tin:vanhien.vn
  • Di sản văn hóa Phật giáo
  • Đèn cổ Việt Nam
phat giao

Thống kê truy cập

  • duong-link-khong-co Đang online: 327
    duong-link-khong-co Hôm nay: 2,355
    duong-link-khong-co Hôm qua: 3,648
    duong-link-khong-co Tuần này: 18,479
    duong-link-khong-co Tuần trước: 18,793
    duong-link-khong-co Tháng này: 271,416
    duong-link-khong-co Tháng trước: 340,752
    duong-link-khong-coTất cả: 2,994,870

Liên kết Website