Nguồn tin:BTQN
  • Cập nhật:11/11/2019 08:59:29 SA

Đầu thế kỷ 19, triều vua Minh Mạng (1820-1841), than đá ở khu vực Đông Triều đã được khai thác. Năm 1837, Bộ Công sai triều Nguyễn đã cho vận chuyển 10 vạn cân than Đông Triều về kinh đô để giao nạp cho triều đình.


Đầu thế kỷ 19, triều vua Minh Mạng (1820-1841), than đá ở khu vực Đông Triều đã được khai thác. Năm 1837, Bộ Công sai triều Nguyễn đã cho vận chuyển 10 vạn cân than Đông Triều về kinh đô để giao nạp cho triều đình.


Than đá có ở 3 miền đất nước, song trữ lượng và loại than Antraxit (Anthracite) tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Than ở Quảng Ninh chất lượng tốt, nhiệt lượng của 1kg từ 7850 đến 8200 calo.Theo tài liệu thăm dò của người Pháp, trữ lượng than ở vùng mỏ Quảng Ninh có đến 1.200.000.000 tấn.Công trường khai thác đầu tiên là Mỏ An (Yên) Lãng (nay thuộc phường Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
 
Đầu thế kỷ 19, triều vua Minh Mạng (1820-1841), than đá ở khu vực Đông Triều đã được khai thác. Năm 1837, Bộ Công sai triều Nguyễn đã cho vận chuyển 10 vạn cân than Đông Triều về kinh đô để giao nạp cho triều đình.
 
Vào năm Minh Mạng thứ 20, vua Minh Mạng đã có “Dụ” cho phép Tổng đốc Hải Yên (Quảng Ninh ngày nay) Tôn Thất Bật (một võ quan nổi tiếng triều Nguyễn), chính thức tổ chức khai thác than ở vùng núi An Lãng, Đông Triều. Nội dung bản Chỉ Dụ ghi rõ: "Tháng này tổng đốc Hải Yên là Tôn Thất Bật tâu xin thuê dân công đào mỏ lấy than ở núi An Lãng, xã Đông Triều". Lệnh vua Minh Mạng cũng dứt khoát: "Nay nghĩ dân trong hạt phần lớn nghèo hèn, đáng thương xót chu cấp. Lệnh chuẩn theo lời cầu xin. Các ngươi nên thận trọng chớ sơ suất để an úy lòng Trẫm muốn ra ân cho dân". Trong chỉ dụ có viết: "Minh Mệnh năm thứ 20 ngày mồng 6 tháng 12 (tức ngày 29 tháng 12 năm 1840)".
 
Năm 1874, sau Hiệp ước ký với triều đình nhà Nguyễn, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn cho chúng cử các đoàn thăm dò than ở khu mỏ.
 
Năm 1881, một đoàn thăm dò của thực dân Pháp do Phuy – xơ (Fuchs) kỹ sư trưởng ngành khai thác mỏ dẫn đầu sang thăm dò than ở Hòn Gai.
 
Tháng 1 năm 1883, với ý đồ xâm chiếm vùng mỏ Quảng Ninh, tập đoàn thống trị phong kiến Trung Quốc (núp sau là đế quốc Anh), đại diện là Lý Hồng Chương vội vã cử người tới Huế đòi triều Nguyễn cho khai thác mỏ than ở Đông Triều và thuê mỏ Hòn Gai.
 
Ngày 12/3/1883, tướng Pháp là Henri Riviere đem 500 quân đánh chiếm vùng mỏ Quảng Ninh đồng thời thiết lập bộ máy thống trị.
 
Ngày 26/8/1884, Phạm Thận Duật thượng thư bộ hộ thay mặt cho triều đình nhà Nguyễn ký văn bản nhượng khu vực Hòn Gấc (Hòn gai – Cẩm phả) cho đại diện tư bản Pháp là Bavie Chauffour với giá 40.000 đồng Mễ-Tây-Cơ(đồng bạc Mexico) trong thời hạn 100 năm.
Văn tự của triều đình nhà Nguyễn về việc bán khu mỏ Hòn Gấc cho thực dân Pháp
 
Ngày 24/4/1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (viết tắt là SFCT). SFCT được quyền quản lý, khai thác 21.932 héc ta, từ Hòn Gai đến Mông Dương. Cùng năm 1888, triều đình nhà Nguyễn bán mỏ Mạo Khê – Đông Triều cho tập đoàn tư bản Pháp viết tắt là SFDT và tiếp theo là các cuộc nhượng bán mỏ cho các nhà tư bản khác, cuối cùng rơi vào 2 công ty là SFCT (quản lý khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả) và SFDT (quản lý khu vực Mạo Khê – Đông Triều). Cho đến cuối năm 1888, toàn bộ khu mỏ than từ Mông Dương – Kế Bào đến Đông Triều, thuộc quyền sở hữu của tư bản Pháp.
 
Biển phân định ranh giới của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT)
được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh
Cột mốc phân định ranh giới mỏ than của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT)
trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh
 
Từ năm 1890 – 1893, việc khai thác và thăm dò than đá của thực dân Pháp ở khu mỏ chủ yếu hướng vào khai thác hầm lò, vài năm sau mới tiến hành khai thác lộ thiên.
 
Thời gian đầu bước vào khai thác, thực dân chủ mỏ mở những đường lò hẹp, ẩm ướt, tối tăm, ngột ngạt và nóng nực. “Người thợ muốn vào cuốc than phải trườn bằng cùi tay và đầu gối… như ở Núi Trọc, Mông Dương” [1] . Ở các mỏ lộ thiên tuy đã cắt mặt tầng, nhưng nhiều nơi còn lấy than theo kiểu hàm ếch.
 
Từ trước năm 1925, nhìn chung việc khai thác và vận chuyển trong mỏ chủ yếu là thủ công, lạc hậu để bòn rút sức lao động của thợ mỏ.
 
Trong suốt thời gian thống trị, chính sách bao trùm của chủ mỏ và chính quyền thực dân Pháp đối với công nhân vùng mỏ là đàn áp, khủng bố với những thủ đoạn vô cùng tàn bạo. Người thợ bị cúp lương, bị đánh đập, bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, chém giết… không có luật pháp nào bảo vệ thân phận người thợ mỏ. Đa số thợ mỏ ở Cẩm Phả hưởng mức lương từ 20 đến 25 xu, thậm chí còn dưới 20 xu một ngày. Trong khi đó, công việc khai thác thủ công hết sức nặng nhọc đã đẩy cuộc đời thợ mỏ đến mức không thể sống được nếu không đứng dậy đấu tranh đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Từ đây bắt đầu thời kỳ đấu tranh bền bỉ của những người thợ mỏ để đòi quyền lợi cho chính mình và cho giai cấp mình.
 
Quá trình khai thác than của thực dân chủ mỏ gắn liền với sự ra đời của ngành than.Vùng mỏ Quảng Ninh trở thành cơ sở công nghiệp đầu tiên có quy mô lớn nhất và thành lập sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Cùng với đó, nơi đây chính là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng.
 
* Ghi chú: [1] Theo bài phóng sự của “Đài phát thanh Chim én” bản dịch lưu tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh
 
Bài: Đặng Hoa – Sưu tầm và tổng hợp; Ảnh: Đặng Hoa

Nguồn tin:BTQN
  • Di sản văn hóa Phật giáo
  • Đèn cổ Việt Nam
phat giao

Thống kê truy cập

  • duong-link-khong-co Đang online: 394
    duong-link-khong-co Hôm nay: 2,422
    duong-link-khong-co Hôm qua: 3,648
    duong-link-khong-co Tuần này: 18,546
    duong-link-khong-co Tuần trước: 18,793
    duong-link-khong-co Tháng này: 271,483
    duong-link-khong-co Tháng trước: 340,752
    duong-link-khong-coTất cả: 2,994,937

Liên kết Website